bài dịch, tiếng anh,

Các thành phố ở Mỹ đã "làm phẳng đường cong" như thế nào trong đại dịch cúm 1918?

Hưng Phan Hưng Phan Theo dõi · Mất khoảng 12 phút để đọc hết bài
Các thành phố ở Mỹ đã
Chia sẻ bài

Giãn cách xã hội không phải là ý tưởng mới. Ý tưởng này đã xuất hiện và cứu sống hàng nghìn người Mỹ trong đại dịch trước đây. Đây là cách nó được thực hiện.

Mô tả (Sapo) gốc

Social distancing isn’t a new idea—it saved thousands of American lives during the last great pandemic. Here's how it worked.

Bài gốc: How some cities ‘flattened the curve’ during the 1918 flu pandemic

Đoạn văn gốc

PHILADELPHIA DETECTED ITS first case of a deadly, fast-spreading strain of influenza on September 17, 1918. The next day, in an attempt to halt the virus’ spread, city officials launched a campaign against coughing, spitting, and sneezing in public. Yet 10 days later—despite the prospect of an epidemic at its doorstep—the city hosted a parade that 200,000 people attended.

Thành phố Philadelphia phát hiện ra ca tử vong đầu tiên, khởi đầu cho một chuỗi lây nhiễm nhanh chóng mặt vào ngày 17 tháng 9 năm 1918. Ngày hôm sau, để ngăn ngừa sự lây lan của virus, chính quyền thành phố đã thực hiện một chiến dịch nhằm phát hiện và ngăn ngừa những hành động như ho, khạc nhổ, hắt xì tại nơi công cộng. 10 ngày sau đó, bất chấp dịch bệnh đang ở ngay trước cửa, thành phố vẫn tổ chức một cuộc diễu hành với quy mô 200.000 người tham dự.

RILEY D. CHAMPINE, NG STAFF. SOURCE: MARKEL H, LIPMAN HB, NAVARRO JA, ET AL. NONPHARMACEUTICAL INTERVENTIONS IMPLEMENTED BY US CITIES DURING THE 1918-1919 INFLUENZA PANDEMIC. JAMA.

RILEY D. CHAMPINE, NG STAFF. NGUỒN: MARKEL H, LIPMAN HB, NAVARRO JA, ET AL. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA ĐƯỢC CÁC THÀNH PHỐ Ở MỸ THỰC HIỆN TRONG SUỐT THỜI GIAN CHỐNG LẠI ĐẠI DỊCH CÚM 1918-1919. JAMA.

Đoạn văn gốc

Flu cases continued to mount until finally, on October 3, schools, churches, theaters, and public gathering spaces were shut down. Just two weeks after the first reported case, there were at least 20,000 more.

The 1918 flu, also known as the Spanish Flu, lasted until 1920 and is considered the deadliest pandemic in modern history. Today, as the world grinds to a halt in response to the coronavirus, scientists and historians are studying the 1918 outbreak for clues to the most effective way to stop a global pandemic. The efforts implemented then to stem the flu’s spread in cities across America—and the outcomes—may offer lessons for battling today’s crisis. (Get the latest facts and information about COVID-19.)

Số ca nhiễm cúm tiếp tục gia tăng cho đến khi các trường học, nhà thờ, rạp chiếu phim, và những tụ điểm công cộng bị đóng cửa vào ngày 3 tháng 10. Chỉ 2 tuần sau khi ca tử vong đầu tiên, đã có ít nhất 200.000 trường hợp tử vong khác được ghi nhận.

Dịch cúm năm 1918, còn được gọi là cúm Tây Ban Nha, kết thúc vào năm 1920, là đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Ngày hôm nay, khi cả thế giới đang đối phó với corona virus, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu lịch sử đang nghiên cứu lại sự bùng phát của dịch bệnh năm 1918 để có thể tìm ra giải pháp hiệu quả để ngăn chặn đại dịch toàn cầu. Những nỗ lực đã được thực hiện để ngăn chặn dịch cúm lan tràn qua các thành phố của nước Mỹ và kết quả thu được có thể cho chúng ta nhiều bài học để đối phó với cơn khủng hoảng hiện tại.

RILEY D. CHAMPINE, NG STAFF. SOURCE: MARKEL H, LIPMAN HB, NAVARRO JA, ET AL. NONPHARMACEUTICAL INTERVENTIONS IMPLEMENTED BY US CITIES DURING THE 1918-1919 INFLUENZA PANDEMIC. JAMA.

RILEY D. CHAMPINE, NG STAFF. NGUỒN: MARKEL H, LIPMAN HB, NAVARRO JA, ET AL. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA ĐƯỢC CÁC THÀNH PHỐ Ở MỸ THỰC HIỆN TRONG SUỐT THỜI GIAN CHỐNG LẠI ĐẠI DỊCH CÚM 1918-1919. JAMA.

Đoạn văn gốc

From its first known U.S. case, at a Kansas military base in March 1918, the flu spread across the country. Shortly after health measures were put in place in Philadelphia, a case popped up in St. Louis. Two days later, the city shut down most public gatherings and quarantined victims in their homes. The cases slowed. By the end of the pandemic, between 50 and 100 million people were dead worldwide, including more than 500,000 Americans—but the death rate in St. Louis was less than half of the rate in Philadelphia. The deaths due to the virus were estimated to be about 358 people per 100,000 in St Louis, compared to 748 per 100,000 in Philadelphia during the first six months—the deadliest period—of the pandemic.

Bắt đầu từ trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ, tại căn cứ quân sự Kansas vào tháng 3 năm 1918, bệnh cúm đã lây lan ra toàn nước Mỹ. Ngay khi thực hiện các biện pháp y tế tại Phildelphia, thành phố St. Louis cũng xuất hiện ca nhiễm. Hai ngày sau đó, thành phố đóng cửa hầu hết các tụ điểm công cộng, thực hiện cách ly bệnh nhân tại nhà. Số lượng ca mới giảm dần. Cho đến khi kết thúc đại dịch, với hơn 500.000 người Mỹ đã chết trong tổng số gần 100 triệu người chết toàn cầu, tỷ lệ tử vong ở thành phố St. Louis thấp hơn một nửa so với tỷ lệ ở Philadelphia. Tỷ lệ tử vong được xác định bởi virus vào khoảng 358 người trên 100.000 dân ở St. Louis, trong khi ở Philadelphia là 748 người trên 100.000 dân trong vòng 6 tháng đầu tiên - thời điểm chết chóc nhất - của đại dịch.

Đoạn văn gốc

Dramatic demographic shifts in the past century have made containing a pandemic increasingly hard. The rise of globalization, urbanization, and larger, more densely populated cities can facilitate a virus’ spread across a continent in a few hours—while the tools available to respond have remained nearly the same. Now as then, public health interventions are the first line of defense against an epidemic in the absence of a vaccine. These measures include closing schools, shops, and restaurants; placing restrictions on transportation; mandating social distancing, and banning public gatherings. (This is how small groups can save lives during a pandemic.)

Làn sóng di chuyển dân cư toàn cầu trong một thế kỷ qua đã làm cho việc kiểm soát đại dịch trở nên khó khăn hơn. Quá trình toàn cầu hoá, đô thị hoá và những thành phố có mật độ dân cư ngày càng đông đúc có thể giúp cho virus lây lan ra khắp thế giới chỉ trong vòng vài giờ, trong khi những công cụ để đối phó với chúng hầu như không thay đổi gì. Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng luôn là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại dịch bệnh trong khi chờ đợi vaccine. Đó là đóng cửa trường học, siêu thị, nhà hàng, hạn chế đi lại, thực hiện giãn cách xã hội, cấm tụ tập nơi công cộng.

Đoạn văn gốc

Of course, getting citizens to comply with such orders is another story: In 1918, a San Francisco health officer shot three people when one refused to wear a mandatory face mask. In Arizona, police handed out $10 fines for those caught without the protective gear. But eventually, the most drastic and sweeping measures paid off. After implementing a multitude of strict closures and controls on public gatherings, St. Louis, San Francisco, Milwaukee, and Kansas City responded fastest and most effectively: Interventions there were credited with cutting transmission rates by 30 to 50 percent. New York City, which reacted earliest to the crisis with mandatory quarantines and staggered business hours, experienced the lowest death rate on the Eastern seaboard.

Tất nhiên, để mọi công dân đều tuân thủ các biện pháp kể trên là một câu chuyện khác: Ở San Francisco năm 1918, một nhân viên y tế đã bắn 3 người khi một người từ chối đeo khẩu trang. Ở Arizona, cảnh sát phạt 10 USD cho bất cứ ai không có biện pháp bảo hộ. Cho đến cuối cùng, những biện pháp quyết liệt đó đều mang lại kết quả. Sau khi ban hành lệnh đóng cửa và kiểm soát nghiêm ngặt việc tụ tập nơi công cộng, những thành phố như St. Louis, San Francisco, Milwaukee, và Kansas đã cho kết quả nhanh chóng và khả quan: Tỷ lệ lây nhiễm giảm từ 30 đến 50%. Thành phố New York, nơi phản ứng sớm nhất với cuộc khủng hoảng này bằng các biện pháp cách ly bắt buộc và thay đổi giờ làm, là nơi có tỷ lệ tử vong thấp nhất ở phía bờ Đông nước Mỹ.

Đoạn văn gốc

In 2007, a study in the Journal of the American Medial Association analyzed health data from the U.S. census that experienced the 1918 pandemic, and charted the death rates of 43 U.S. cities. That same year, two studies published in the Proceedings of the National Academy of Sciences sought to understand how responses influenced the disease’s spread in different cities. By comparing fatality rates, timing, and public health interventions, they found death rates were around 50 percent lower in cities that implemented preventative measures early on, versus those that did so late or not at all. The most effective efforts had simultaneously closed schools, churches, and theaters, and banned public gatherings. This would allow time for vaccine development (though a flu vaccine was not used until the 1940s) and lessened the strain on health care systems.

Năm 2007, một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Journal of the American Medial Association đã phân tích số liệu sức khoẻ từ cuộc điều tra dân số của nước Mỹ được thực hiện trong đại dịch 1918, và vẽ ra biểu đồ tỷ lệ tử vong ở 43 thành phố của Mỹ. Cùng năm đó, hai nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences phân tích cách các thành phố phản ứng khác nhau ảnh hưởng thế nào đến sự lây lan dịch bệnh. Bằng cách so sánh tỷ lệ tử vong, thời gian và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, họ chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong ở các thành phố áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm thấp hơn 50% so với các thành phố thực hiện chậm hoặc không làm gì cả. Điền này giúp kéo được thêm thời gian cho việc nghiên cứu vaccine và giảm thiểu sức ép lên hệ thống chăm sóc y tế.

Đoạn văn gốc

The studies reached another important conclusion: That relaxing intervention measures too early could cause an otherwise stabilized city to relapse. St. Louis, for example, was so emboldened by its low death rate that the city lifted restrictions on public gatherings less than two months after the outbreak began. A rash of new cases soon followed. Of the cities that kept interventions in place, none experienced a second wave of high death rates. (See photos that capture a world paused by coronavirus.)

Các nghiên cứu cũng chỉ ra một kết luận quan trọng khác: Nới lỏng các biện pháp phòng ngừa quá sớm cũng có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại tại những thành phố đã kiểm soát được trước đó. Thành phố St. Louis là một ví dụ, khi thấy tỷ lệ tử vong thấp, thành phố đã dỡ bỏ những lệnh cấm tụ tập nơi công cộng chưa đầy hai tháng sau khi áp dụng. Một loạt những ca mới được phát hiện sau đó. Ở những thành phố tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa, không nơi nào xuất hiện tử lệ tử vong cao ở làn sóng dịch thứ hai.

Đoạn văn gốc

In 1918, the studies found, the key to flattening the curve was social distancing. And that likely remains true a century later, in the current battle against coronavirus. “[T]here is an invaluable treasure trove of useful historical data that has only just begun to be used to inform our actions,” Columbia University epidemiologist Stephen S. Morse wrote in an analysis of the data. “The lessons of 1918, if well heeded, might help us to avoid repeating the same history today.”

Theo nghiên cứu, chìa khoá để làm phẳng được đường cong dịch bệnh năm 1918 chính là giãn cách xã hội. Điều này vẫn còn đúng ở một thế kỷ sau đó, trong cuộc chiến hiện tại chống lại corona virus. “Những giá trị vô giá của những dữ liệu lịch sử chỉ mới được bắt đầu sử dụng để hướng dẫn cho những hành động của chúng ta,” nhà dịch tễ học Stephen S. Morse ở đại học Columbia đã viết trong một bài phân tích. “Bài học năm 1918, nếu được xem xét nghiêm túc, sẽ có thể giúp chúng ta tránh đi vào vết xe đổ của quá khứ.”

Phóng viên Nina Strochlic và Riley D. Champine, tạp chí National Geographic

Hưng Phan
Dịch bởi Hưng Phan Theo dõi
Xin chào, mình là Hưng, một lập trình viên, thích dịch báo (hungphan88@gmail.com)!