Nhiều nhiếp ảnh gia đã ghi lại được những khoảng khắc cuộc sống con người khi phải sống cô lập, cách ly với bên ngoài ở khắp nơi trên thế giới từ Tây Ban Nha đến Nam Phi, từ Anh cho đến Ý, từ Na Uy cho đến New York.
Mô tả (Sapo) gốc
Photographers capture intimate images of isolation as the virus affects life from Spain to South Africa, England to Italy, Norway to New York.
MILAN, Ý
Hứng chịu đại dịch Covid-19 sớm nhất châu Âu, Ý gần như đã phải đóng cửa toàn bộ đất nước. Nhiếp ảnh gia Camilla Ferrari cùng cộng sự của bà đã ghi lại được những khoảnh khắc khi cuộc sống bên ngoài dường như hoà làm một với cuộc sống bên trong khu căn hộ cô đang sống
Hình ảnh của CAMILLA FERRARI
Đoạn văn gốc
WHEN THE WORLD seems unkind, “home is the place where … they have to take you in,” wrote the poet Robert Frost. But in the era of a deadly virus that requires self-isolation for weeks on end, homes have become much more than sources of comfort and familiarity. We’ve turned them into schools and offices, centers of entertainment, and hot spots of tension. If boredom, stress, and anxiety could be harnessed for energy, they’d power the planet.
Photographers around the globe have captured images of this strange time, when we’re separated from each other by walls and windows. Seen together, the photos make us wonder, what even is a home? In a world plagued by COVID-19, the answer has increasingly become a measure of privilege. Do you have a home? Do you like being there? Are you confident you’ll be able to stay?
Khi thế giới bên ngoài đã không còn tươi đẹp, con người chúng ta bị nó đẩy vào trong những căn nhà “home is the place where … they have to take you in”, nhà thơ Robert Frost đã viết như vậy. Trong thời kỳ mà bóng ma chết chóc của virus lởn quởn bên ngoài, khi chúng ta bắt buộc phải tự cách ly hàng tuần liền, ngôi nhà không chỉ là nơi để chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn, sống cùng gia đình. Nó còn là trường học, văn phòng làm việc, trung tâm giải trí, hay cả là trung tâm của những cuộc cãi vã. Nếu sự buồn chán, căng thẳng và lo lắng có thể được lấy dùng làm năng lượng, chúng có thể nuôi sống cả hành tinh của chúng ta.
Các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới đã ghi lại được những khoảnh khắc chân thực của thời khắc kỳ lạ này, nơi con người chúng ta bị chia cắt với nhau bởi những bức tường và những khung cửa sổ. Cùng nhau, những bức ảnh khiến chúng ta tự hỏi, nhà là nơi như thế nào? Trong một thế giới bị ngăn trở bởi đại dịch Covid-19, câu trả lời cho câu hỏi đó dường như là một thước đo tiêu chuẩn sống mới của con người. Bạn có nhà không? Bạn có thích sống trong đó không? Bạn có tự tin là bạn có thể tồn tại trong ngôi nhà đó không?
LONDON, ANH
Thời gian dần trôi trên những cánh hoa tàn (bình hoa cắm vào ngày của Mẹ, ngày 22 tháng 3 hàng năm ở Anh)
Hình ảnh của OLIVIA ARTHUR, MAGNUM PHOTOS
MILAN, Ý
Sự cô đơn, bối rối, dễ bị tổn thương của những cụ già đang phải vật lộn với cuộc sống cô lập với bên ngoài
Hình ảnh của LUCA LOCATELLI
JOHANNESBURG, NAM PHI
Vườn nhà như một sự giải thoát cần thiết cho con người khỏi cuộc sống bị bao vây bởi bốn bức tường
Hình ảnh của LINDOKUHLE SOBEKWA
BARCELONA, TÂY BAN NHA
Tập thể dục trong hoàn cảnh bị cách ly đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, trong ảnh là một mái nhà được biến thành một phòng tập gym thu nhỏ
Hình ảnh của PAOLO VERZONE
SAN FRANCISCO, CALIFORNIA, MỸ
Hơi nước ngưng tụ trên mặt gương trong phòng tắm vẽ nên một bức chân dung đầy sáng tạo
Hình ảnh của DIANA MARKOSIAN
NEW YORK, NEW YORK, MỸ
Nhiếp ảnh gia người Bangladesh Ismail Ferdous đã quyết định ở lại cùng thành phố đã nuôi sống mình, để ghi lại những khoảnh khắc như hình ảnh của một anh chàng đứng bên khung cửa sổ
Hình ảnh của ISMAIL FERDOUS
BAHIA, BRAZIL
Người đàn ông và con chó đang tận hưởng một ngày tự do thoải mái trên bãi biển trước khi những lệnh cách ly xã hội được đưa ra
Hình ảnh của LUISA DORR
MOSCOW, NGA
Như cách hàng triệu người khác hay làm trong ngôi nhà đơn điệu của mình, cô gái cũng lướt trên màn hình điện thoại để tìm kiếm sự sôi động, đa dạng của thế giới bên ngoài
Hình ảnh của GUEORGUI PINKHASSOV, MAGNUM PHOTOS
Đoạn văn gốc
The images also show the different ways we respond to crisis and—even more revealing—what we consider essential. Age, location, and sometimes faith tend to influence one’s level of concern and feeling of vulnerability. Consider the Italian couple under self-imposed house arrest. The beachgoing Brazilians eager for time outside. Those starved of nature in urban dwellings in South Africa, New York, and Russia, who find balconies, fire escapes, anywhere at all, for gasps of wild air.
Though dread and disease cloud outlooks, there still are silver linings. Humans keep adapting; a rooftop becomes an exercise studio, and a wall a canvas for shadow dancing. When you take time to look, even dying flowers become a work of art. No one knows how long this will last, or how we’ll emerge on the other side. But as we’re all split apart, the least you can say is that we’re doing it together.
Những bức ảnh cũng chỉ ra muôn vàn cách thức mà con người chúng ta đối mặt với khủng hoảng, chỉ ra những gì mà chúng ta coi như là nhu cầu thiết yếu. Tuổi tác, vị trí, đôi khi cả niềm tin cũng ảnh hưởng khác nhau đến mức độ lo lắng, bất an của mỗi người. Hãy nhìn vào một cặp đôi bị quản thúc tại gia tại Ý, những người Brazil háo hức quay lại bãi biển. Hay những con người sống trong khung cảnh đô thị ngột ngạt, phải tìm ra ban công, lối thoát hiểm hay bất cứ chỗ nào để có thể hít thở được một ít không khí trong lành.
Đám mây dịch bệnh ngột ngạt vẫn đang bao phủ, nhưng con người chúng ta cũng tìm cho mình những cách để thích nghi. Mái nhà trở thành phòng tập gym, bức tường trở thành nơi chúng ta nhảy múa. Hay nhìn kỹ hơn, cả những bông hoa úa tàn cũng có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Không ai biết bệnh dịch này sẽ kéo dài đến bao lâu, hay làm cách nào để chúng ta có thể thoát khỏi nó. Nhưng khi chúng ta đang cùng sống trong chia cách như thế này, ít nhất đó cũng là một điều mà con người chúng ta có thể cùng nhau thực hiện được.
NESODDTANGEN, NA UY
Boe, 4 tuổi, đang chơi đuổi bắt quái vật bóng đêm với mẹ bé, Anna, trước khi đi ngủ. Cha bé, một nhiếp ảnh gia, và mẹ bé, một bác sỹ, đã cùng đặt ra thử thách để giúp con mình thoải mái, vui vẻ trong những ngày đầu bị cách ly
Hình ảnh của JONAS BENDIKSEN, MAGNUM PHOTOS
Phóng viên Daniel Stone, tạp chí National Geographic