bài dịch, hàn quốc,

[Tiêu điểm] "Trang phục thể hiện quyền lực của quốc hội", "Phải mặc đúng nơi đúng lúc" ... Những ý kiến trái chiều

Hưng Phan Hưng Phan Theo dõi · Mất khoảng 12 phút để đọc hết bài
[Tiêu điểm]
Chia sẻ bài

Việc nghị sỹ đảng Công lý 류호정 mặc chiếc váy đỏ chấm bi đã dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về trang phục mặc tại Quốc hội.

Bài gốc: [글로벌 포커스]“정장 입는다고 국회 권위 서나”… “장소에 맞게 입어야” 반론도

Tranh cãi về trang phục dự quốc hội ở các nước

Đoạn văn gốc

정의당 류호정 의원의 빨간 도트 무늬 원피스를 계기로 국회 복장규정을 둘러싼 논쟁이 거세다.

① 미국에서는 2017년 여성 의원들이 주도한 ‘민소매 금요일’ 운동을 계기로 금기시되던 민소매가 허용되기 시작했다.

② 빨간 도트 무늬 원피스를 입고 등원한 류호정 의원.

③ 2012년 푸른색 꽃무늬 원피스를 입고 의회 연설을 했다가 논란에 휩싸인 세실 뒤플로 프랑스 주택부 장관.

④ 2017년 12월 자신이 응원하는 축구팀 유니폼을 입고 의회 연단에서 연설한 프랑수아 루핀 의원. 미 비영리단체 보트런리드 트위터·뉴시스·프랑스 공영방송 프랑세인포 유튜브·프랑스 LCP방송 트위터

Việc nghị sỹ đảng Công lý 류호정 mặc chiếc váy đỏ chấm bi đã dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về trang phục mặc tại Quốc hội.

  1. Năm 2007 tại Mỹ, với phong trào “Ngày thứ 6 không tay áo” do các nữ nghị sỹ khởi xướng, những chiếc áo không có tay vốn bị cấm kỹ đã dần được cho phép mặc tại Quốc hội Mỹ.
  2. Nghị sỹ 류호정 đang mặc một chiếc váy đỏ chấm bi
  3. Năm 2012, bộ trưởng bộ nhà đất Pháp Cecil Duplo đã gây tranh cãi khi có bài phát biểu trước quốc hội Pháp trong bộ váy hoa màu xanh
  4. Tháng 12, năm 2017, nghị sỹ Francois Lupin đã có bài phát biểu trên bục quốc hội trong bộ đồng phục của đội bóng đá mà ông đang cổ vũ.
Đoạn văn gốc

어떤 장소에서 어떤 옷을 입어야 할지를 정한 ‘드레스 코드’에는 문화적·역사적 배경이 담겨 있다. 자칫하면 ‘부적절한 의상’ ‘무례하다’는 지적을 받게 되고, 유권자의 지지를 필요로 하는 정치인들로서는 항상 신경을 써야 한다. 복장 자체가 메시지가 되기도 한다.

Những quy tắc về ăn mặc như ở đâu mặc cái gì chứa đựng cả một nền tảng văn hoá, lịch sử. Những chính trị gia cần sự ủng hộ cuả cử tri luôn luôn phải chú ý tới những chỉ trích như “bộ trang phục này không hợp”, “nó bất lịch sự”. Trang phục tự nó cũng mang một thông điệp nào đó.

Đoạn văn gốc

그래서 정의당 류호정 의원(28)이 빨간 도트 무늬의 원피스를 입고 국회 본회의장에 등장한 일은 논쟁의 대상이 된다. “국회의 권위는 복장에서 나오지 않는다”며 지지하는 의견과 “최소한 TPO(시간·장소·상황)’는 지켜야 한다”는 반대 의견이 맞서고 있다.

Do đó việc nghị sỹ 류호정 của đảng Công lý mặc chiếc váy màu đỏ chấm bi xuất hiện tại hội trường quốc hội đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Những ý kiến ủng hộ cho rằng “Quyền uy của Quốc hội không nằm trong những bộ trang phục”, trong khi đó những ý kiến phản đối lại cho rằng “Ít nhất cũng phải mặc đúng nơi, đúng lúc, đúng hoàn cảnh”.

Đoạn văn gốc

해외에서도 국회의원 복장 논란은 종종 벌어져 왔다. 의회주의 역사가 긴 영국 미국 프랑스 등에서는 토론을 거쳐 시대의 흐름을 반영해 규정이 정비돼 왔다.

영국은 2018년 발간한 ‘하원 행동 및 예절규범’에서 ‘비즈니스 드레스’, 즉 회사에서 일하기 편한 복장을 권고하고 있다. 재킷은 필수지만 넥타이는 선택이다. 하지만 2017년 전까지는 넥타이가 필수였다.

금지하는 복장은 보다 구체적이다. 청바지, 티셔츠, 샌들, 트레이닝복은 적절치 않은 복장에 포함됐다. 브랜드 로고나 문구가 들어간 옷과 군복을 포함한 제복도 입어선 안 된다. 복장 규정을 어기면 회의실에서 퇴장당할 수 있다. 투표만 하는 등 회의실에 들어가되 자리에 앉지 않는 경우에는 복장 규정을 지키지 않아도 된다.

Trên thế giới, những tranh cãi về trang phục của các nghị sỹ quốc hội cũng thường xuyên xảy ra. Ở những quốc gia nơi nghị viện đã có lịch sử lâu đời như Mỹ, Anh, Pháp… các quy định cũng được điều chỉnh qua những cuộc thảo luận để phù hợp với xu thế thời đại.

Trong bộ quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn của hạ viện Anh phát hành năm 2018 đã đề nghị “Business Dress”, tức là sử dụng trang phục thoải mái khi làm việc tại công sở. Áo vét thì bắt buộc nhưng có thể không cần đeo cà vạt. Trước khi có bộ quy tắc này, cà vạt bắt buộc phải đeo.

Những trang phục bị cấm cũng được nêu cụ thể. Theo đó, quần jeans, áo phông, giày sandals, quần áo tập thể thao được coi là những trang phục không phù hợp. Không được mặc đồng phục có in logo thương hiệu, có chữ in trên áo, kể cả quân phục. Nếu quy phạm quy định này, sẽ có thể bị đuổi ra khỏi phòng họp. Trong trường hợp chỉ bước vào phòng họp chứ không ngồi xuống lâu (ví dụ như bỏ phiếu) thì không cần tuân thủ những quy định này.

Đoạn văn gốc

미국은 남녀 의원에 대한 복장 규정을 각각 따로 두고 있다. 하원 본회의 규정에 따르면 남성 의원은 ‘전통적으로 적절하다고 판단되는’ 차림을 해야 한다. 상원에서 바지를 입을 때는 반드시 재킷을 착용해야 하고 넥타이도 필수다. 의회가 열리는 동안 코트와 모자는 벗어둬야 한다. 반면 여성 의원은 ‘적절한 복장’이라고만 규정돼 있어 허용되는 범위가 넓다.

금지 복장은 암묵적 규칙으로 존재한다. 남녀 모두 운동화나 발가락이 보이는 신발은 신지 않는다. 민소매 원피스는 2017년까지 부적절한 복장으로 통했지만 지금은 허용된다. CBS 여기자가 어깨를 드러난 옷을 입었다는 이유로 회의장에서 쫓겨나자 여성 의원들이 ‘민소매 금요일’ 운동을 벌이면서 기준이 바뀌었다.

Ở Mỹ, nam nữ nghị sỹ sẽ có những quy định trang phục khác nhau. Theo quy định của hạ viện, nam nghị sỹ chỉ phải mặc sao cho phù hợp với truyền thống. Trong khi tại thượng viện, nhất định phải mặc quần dài, áo vét và thắt cà vạt. Trong thời gian hội họp, phải cởi bỏ áo khoác và mũ. Với các nữ nghị sỹ thì quy định thoáng hơn, chỉ cần mặc những “trang phục thích hợp”.

Tuy nhiên, có những quy tắc ngầm về những trang phục bị cấm. Cả nam lẫn nữ đềi không được mang giày thể thao hoặc giày để lộ ngón chân. Những chiếc váy không có tay áo từng được xem là trang phục không phù hợp cho đến tận năm 2017, bây giờ thì người ta được phép mặc chúng. Vụ việc nữ phóng viên đài CBS bị đuổi ra khỏi phòng họp chỉ vì mặc áo hở vai khiến các nữ nghị sỹ phát động chiến dịch “Ngày thứ sáu không tay áo” để vận động thay đổi các tiêu chuẩn về trang phục.

Đoạn văn gốc

프랑스에서는 2017년 12월 프랑수아 루핀 의원이 자신이 응원하는 축구팀 유니폼을 입고 의회 연단에서 연설한 이후 복장 규정이 생겼다. 이 규정에 따르면 재킷과 넥타이는 착용하지 않아도 되지만 국회 품위를 훼손하는 차림은 지양해야 한다. 스포츠 유니폼, 로고가 크게 들어간 티셔츠, 군복을 포함한 제복 등이 금지됐다. 정치적 의도가 있는 문구가 쓰인 옷도 입을 수 없다.

Tại Pháp, quy định về trang phục được ban hành sau buổi phát biểu trên bục quốc hội của nghị sỹ Francois Lupin (tháng 12 năm 2017) trong bộ trang phục của đội bóng đá mà ông đang tài trợ, cổ vũ. Theo đó, áo vét, cà vạt thì không bắt buộc nhưng tránh mặc các trang phục có nguy cơ gây tổn hại hình ảnh quốc hội. Đồng phục thể thao, áo phông có logo lớn, quân phục đều bị cấm. Ngay cả những trang phục có in những dòng chũ mang khuynh hướng chính trị cũng không được mặc.

Đoạn văn gốc

캐나다에선 지난해 11월 퀘벡 연대 소속 캐서린 도리온 의원이 핼러윈 행사 때 입었던 주황색 후드티 차림으로 등원했다가 쫓기듯 의회를 떠났다. 이후 캐나다 소셜미디어네트워크(SNS)상에서는 “여성은 원하는 옷을 입을 권리가 있다”는 캠페인이 전개됐다고 현지 언론은 전했다.

Ở Canada tháng 11 năm ngoái (2019), nghị sỹ Catherine Dorion thuộc liên đoàn Quebec đã bị đuổi ra khỏi quốc hội sau khi cô tới tham dự phiên họp với bộ đồ hoodie màu cam mà cô đã mặc để tham gia một sự kiện Halloween. Ngay sau đó, truyền thông địa phương đã dùng mạng xã hội để triển khai chiến dịch “Phụ nữ có quyền mặc những gì họ muốn”.

Đoạn văn gốc

프각국의 복장 규정에 대한 논란은 지금도 이어지고 있다. 2월 영국 하원에서는 ‘오프 숄더 원피스’ 논쟁이 벌어졌다. 트레이시 브라빈 의원이 발언하는 도중 원피스가 한쪽으로 기울면서 오른쪽 어깨가 훤히 드러나자 “술에 취해 바퀴 달린 쓰레기통에 부딪힌 주정뱅이” 등의 비판이 쏟아졌다. 브라빈 의원은 문제의 원피스를 경매에 부쳤고, 수익금 2만200파운드 전액은 여성 청소년을 위한 단체에 기부했다.

프랑스에서는 2012년 세실 뒤플로 주택부 장관이 흰색 바탕의 푸른색 꽃무늬 원피스를 입고 국회 연설을 하자 일부 남성 의원들은 뒤플로 장관을 향해 휘파람을 불면서 희롱했다. 그의 옷차림을 두고 “단순히 일상에서 입는 옷이었을 뿐”이라는 옹호와 “성별을 지나치게 강조한 복장”이라는 비판이 팽팽히 맞섰다.

Tranh cãi về quy định trang phục ở các quốc gia hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Vào tháng 2 (năm nay, 2020), tại hạ viện Anh đã xảy ra tranh cãi về “áo trễ vai”. Khi nghị sỹ Tracy Brabin đang phát biểu thì áo của bà bị lệch hẳn qua một bên để lộ vai phải, và những lời chỉ trích nhắm tới bà đã tuôn tới ào ạt, kiểu như “một kẻ nát rượu đang say xỉn va phải thùng rác”. Sau đó, bà đang bán đấu giá chiếc áo đó, thu được 20200 bảng Anh và đem tặng cho một tổ chức của các nữ thiếu niên.

Trong khi đó tại Pháp, năm 2012, khi bộ trưởng bộ nhà đất Cecil Duplo đang phát biểu trước quốc hội trong bộ váy hoa màu xanh với nền trắng, một số nam nghị sỹ ngồi phía sau bà đã huýt sáo trêu chọc. 2 luồng dư luận đã phát sinh tranh cãi với một bên ủng hộ thì “Đó đơn giản chỉ là trang phục hàng ngày”, còn bên chỉ trích thì “Nó đã nhấn mạnh vào giới tính quá mức”.

Đoạn văn gốc

국회 복장에 대한 갑론을박은 정치인의 복장이 지닌 중요성을 보여준다. 정치인에게 복장은 그 자체로 메시지다.

Những mâu thuẫn của các chính trị gia cho thấy tầm quan trọng của của trang phục quốc hội. Với mỗi chính trị gia, trang phục tự nó mang theo một thông điệp gì đó.

Đoạn văn gốc

2017년 3월 1일(현지 시간) 도널드 트럼프 미국 대통령이 취임 후 첫 의회연설을 할 때 민주당 소속 여성 의원 66명이 흰옷을 맞춰 입고 본회의장에 들어섰다. 이들은 성명에서 “지난 한 세기 동안 여성이 이뤄온 놀라운 진전을 되돌리려는 트럼프 행정부의 시도를 막기 위해 힘을 모으자는 뜻에서 흰옷을 입었다”고 밝혔다. 1900년대 초 여성참정권 운동가들이 항의의 표시로 입었던 흰옷으로 연대의식을 강조한 것이다. 미국 역사상 최연소 여성 하원의원인 알렉산드리아 오카시오코르테스(29·뉴욕)도 지난해 초 여성운동가 선후배를 기리는 의미로 흰옷을 입고 취임식에 등장해 눈길을 끌었다.

Ngày 1, tháng 3, năm 2017, khi tổng thống Donald Trump có bài phát biểu trước hạ thượng viện Mỹ sau khi nhậm chức, 66 nữ nghị sỹ của đảng Dân chủ đã mặc áo trắng bước vào sảnh nghị viện. Họ phát biểu rằng “Chúng tôi mặc áo trắng để cùng nhau ngăn cản những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm đảo ngược những tiến bộ vượt bậc mà phụ nữ đã đạt được trong một thế kỷ qua”. Bộ đồ màu trắng này là dấu hiệu thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ của những nhà vận động cho quyền bầu cử của phụ nữ vào những năm 1900.

Nữ nghị sỹ trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ Alexandria Ocasis-Cortez (29 tuổi, New York) cũng đã thu hút sự chú ý khi mặc áo trắng trong buổi lễ nhậm chức hồi năm ngoái nhằm tôn vinh những nhà vận động nữ quyền.

Đoạn văn gốc

남성 정치인은 넥타이를 정치적 메시지 발신의 수단으로 자주 활용한다. 문재인 대통령은 지난달 16일 21대 국회 개원연설에서 네 가지 색깔이 섞인 넥타이를 맸다. 더불어민주당의 파란색, 미래통합당의 분홍색, 정의당의 노란색, 국민의당의 주황색 등 각 당의 상징색이 섞인 넥타이를 통해 협치 의지를 담은 것이다.

앞서 6·15 남북 공동선언 20주년 기념식 영상 메시지에서는 2000년 6·15선언 당시 김대중 전 대통령이 맸던 넥타이를 착용했다. 청와대 관계자는 “김 전 대통령의 아들인 김홍걸 의원으로부터 넥타이를 전달받았다”며 “김 전 대통령의 의지를 계승해 발전시키겠다는 뜻을 담았다”고 말했다.

Với những chính trị gia nam, cà vạt cũng thường xuyên được sử dụng như một phương tiện truyền đạt những thông điệp chính trị. Trong diễn văn khai mạc kỳ họp quốc hội lần thứ 21, tổng thống 문재인 đã đeo một chiếc cà vạt trộn lẫn 4 màu tượng trưng cho từng đảng phái chính trị ở Hàn Quốc (màu xanh dương của đảng Dân chủ, màu hồng của đảng Tương lai thống nhất, màu vàng của đảng Công lý, màu cam của đảng Nhân dân) để thể hiện ý chí hợp nhất, đoàn kết các đảng phái với nhau.

Trước đó trong đoạn video tại lễ kỷ niệm 20 năm tuyên bố chung liên Triều ngày 15/6, cựu tổng thống 김대중 cũng đã đeo lại chiếc cà vạt mà ông đã đeo tại thời điểm diễn ra tuyên bố chung này ngày 15/6/2000. Một quan chức Nhà Xanh cho biết “Chiếc cà vạt được con trai cựu tổng thống Kim, nghị sỹ 김홍걸, gửi tới” và “nó hàm ý rằng ý chí của cựu tổng thống Kim sẽ được kế thừa và phát triển hơn nữa”.

Phóng viên 조유라 (jyr0101@donga.com), 김지현, báo 동아일보.

Hưng Phan
Dịch bởi Hưng Phan Theo dõi
Xin chào, mình là Hưng, một lập trình viên, thích dịch báo (hungphan88@gmail.com)!